Tường nhà bị thấm nước là hiện tượng xuất hiện phổ biến ở Việt Nam dù là nhà phố hay những căn hộ chung cư cao cấp. Tình trạng này thậm chí còn trở nên nghiêm trọng hơn khi thời tiết nồm ẩm. Làm sao để giải quyết triệt để được vấn đề này? Bài viết dưới đây của sẽ chia sẻ tới bạn phương pháp giúp chống thấm tường nhà một cách hiệu quả.
Nguyên nhân gây thấm tường nhà
Vật liệu xây dựng
Giữa các hạt trong những vật liệu thông thường đều có khoảng cách. Khoảng cách này được gọi là mao quản và có đường kính khoảng 20 – 40 micromet. Khi tiếp xúc với nước, nước sẽ xâm nhập dần từ bề mặt vật liệu và lấp đầ các mao quản này. Theo thời gian, lượng nước thẩm thấu vào trong các vật liệu ngày càng nhiều sẽ gây ra hiện tượng tường bị thấm nước.
Hệ thống ống dẫn trong nhà
Bên trong sàn và tường của mỗi căn nhà sẽ luôn có hệ thống ống dẫn nước, hộp kỹ thuật,…Hơi ẩm bên trong hệ thống này sẽ len lỏi thông qua các vết rạn nứt, mao mạch rỗng trong tường và tích tụ tại đó. Lâu dần sẽ khiến tường xuất hiện các vết nứt, vữa, các mảng loang lổ.
Tường nhà xuống cấp
Theo thời gian, ngôi nhà của bạn sẽ cũ dần. Tường nhà cũng sẽ không tránh khỏi việc xuống cấp, bong tróc và xuất hiện các vết nứt. Đây là điều kiện hoàn hảo giúp hơi ẩm dễ dàng thâm nhập vào sâu bên trong bức tường, khiến tường bị thấm nước.
Chất lượng xây dựng kém
Trong quá trình xây dựng, người thợ sử dụng các nguyên vật liệu kém chất lượng hoặc thi công không đúng quy chuẩn cũng là một trong những lý do khiến tường nhà bạn bị thấm nước. Dù là sử dụng nguyên vật liệu kém chất lượng hay thi công không đúng chuẩn đều sẽ khiến bức tường xuất hiện nhiều khoảng rỗng. Điều này khiến cho tốc độ thẩm thấu của nước vào tường nhanh hơn.
Khí hậu
Khí hậu là một nguyên nhân không thể không nhắc tới khi tường xuất hiện tình trạng bị thấm nước. Việt Nam có kiểu khí nhiệt đới gió mùa với đặc trưng là nhiệt độ cao kèm độ ẩm lớn. Ngoài ra, các mùa còn có sự chênh lệch về nhiệt độ. Chính đặc trưng thời tiết này đã khiến bề mặt vật liệu bị phá vỡ, tạo nên nhiều vết rạn nứt bởi sự co giãn liên tục. Từ đó hơi nước và độ ẩm có thể dễ dàng thấm vào tường, sàn nhà.
Dù là nguyên nhân gì, để đảm bảo thẩm mỹ và chất lượng cho ngôi nhà, bạn cần phải sử dụng đến các biện pháp chống thấm tường phù hợp nhằm giải quyết dứt điểm vấn đề này.
Tác hại của tường nhà bị thấm
Khiến ngôi nhà xuống cấp nhanh chóng
Tường bị thấm nước là nguyên nhân hàng đầu khiến ngôi nhà nhanh chóng bị xuống cấp. Các vết bong tróc hay các vết nứt trên bê tông càng lớn cho thấy vấn đề đang càng trở nên nghiêm trọng. Nếu không giải quyết triệt để bằng phương pháp chống thấm tường phù hợp, toàn bộ kết cấu của ngôi nhà có thể bị ảnh hưởng gây nguy hiểm cho cuộc sống của bạn và gia đình.
Ảnh hưởng tới sức khoẻ
Môi trường ẩm ướt, ít ánh sáng ở những vị trí tường bị thấm là điều kiện hoàn hảo giúp các loại nấm mốc phát triển. Các loại nấm mốc này không chỉ lan ra khắp bức tường mà còn có khả năng phân tán vào không khí, gây nên các bệnh dị ứng, viêm xoang, viêm mũi, nấm da…Điều này ảnh hưởng rất lớn tới sức khoẻ của các thành viên trong gia đình, đặc biệt là người lớn tuổi và trẻ em. Để đảm bảo sức khoẻ cho gia đình, cần lựa chọn phương án chống thấm tường hiệu quả.
Gây mất thẩm mỹ
Các vết sơn nước bị bong tróc, các vết nấm mốc ngày một lan rộng hay những vết rạn nứt của bê tông xuất hiện ngày một nhiều sẽ khiến tính thẩm mỹ của ngôi nhà thân yêu giảm đi đáng kể. Đó thực chất là những cảnh báo cho bạn và gia đình biết về tình trạng của ngôi nhà đang ở mức nào. Nếu không bắt đầu tìm kiếm các phương án chống thấm tường thích hợp, thì chắc chắn rằng chỉ sau vài trận mưa, tình trạng này sẽ còn nghiêm trọng hơn rất nhiều.
Gây chập cháy hệ thống điện
Khác với nhà ngày xưa, ngày nay để tăng tính thẩm mỹ và an toàn, các căn nhà đều sử dụng hệ thống điện âm tường. Nhưng nếu bức tường bị thấm nước ở vị trí các ổ điện, đường dây âm tường thì mọi chuyện sẽ khác hoàn toàn. Dưới sự ảnh hưởng của hơi nước, các thiết bị âm tường như đường dây điện, ổ điện,…sẽ bị giảm độ bền. Thậm chí thời tiết nồm, độ ẩm trong không khí cao sẽ còn là điều kiện đủ để những thiết bị này chập cháy. Bởi khi độ ẩm khí cao sẽ dễ đọng lại thành các giọt nước, nước sẽ dễ dàng xâm nhập vào những phần thiết bị hở như ổ điện gây chập điện, cháy nổ.
Giảm tuổi thọ của các thiết bị
Các thiết bị nội thất, thiết bị nhà bếp, phòng khách,… không được thiết kế để chống nước như các thiết bị ngoại thất. Khi tường thấm nước ở những vị trí có các thiết bị nội thất, hơi ẩm sẽ dần dần ngấm vào các thiết bị này gây ẩm mốc, han gỉ bề mặt và làm giảm tuổi thọ của thiết bị như tủ lạnh, máy giặt, tủ quần áo, tủ sách,…
Biện pháp chống thấm tường hiệu quả
Chống thấm tường nhà mới xây dựng
Đây là phương pháp hiệu quả và đơn giản và ít tốn chi phí nhất. Bởi bê tông có đặc tính hút nước, vậy nên khi áp dụng bin pháp chống thấm tường ngay trong khi xây dựng, các chất chống thấm sẽ có khả năng thẩm thấu vào tường bê tông tốt hơn. Từ đó giúp tăng tuổi thọ, đảm bảo tính thẩm mỹ và giảm chi phí sửa chữa cho ngôi nhà.
Thường biện pháp này sẽ được áp dụng với tường phía bên trong nhà. Các bước làm cũng tương tự như khi sơn nhà. Điểm khác biệt là bạn sẽ phủ thêm một lớp dung dịch chống thấm trước khi quét sơn cho toàn bộ căn nhà. Hoặc nếu không muốn sử dụng dung dịch chống thấm, bạn có thể sử dụng các loại sơn chống thấm tường nhà chuyên dụng.
Ngoài việc chống thấm tường nhà trong, bạn còn có thể chống thấm tường nhà ngoài. Nhưng biện pháp này lại có phần kén hơn bởi:
- Tường nhà bạn phải tách biệt, không chung tường hoặc liền kề với công trình nào
- Nếu kề sát với công trình khác, tường nhà bạn phải xây và xử lý chống thấm tường ngoài trước khi công trình đó được xây
- Bạn ở căn hộ chung cư, với trường hợp này, nhà thầu thi công sẽ xử lý chống thấm tường trong và ngoài cho căn hộ trước khi bàn giao
Khác với biện pháp chống thấm tường trong, để chống thấm tường ngoài, bạn cần sử dụng các loại dung dịch, vữa chống thấm thay vì chỉ sử dụng sơn chống thấm.
Chống thấm tường nhà cũ
Với những ngôi nhà đã xuống cấp, tường bị thấm nước và xuất hiện các vết rạn nứt, bong tróc sơn, bạn cần phải tiến hành các bước lần lượt từ loại bỏ lớp sơn cũ tới quét dung dịch chống thấm, quét sơn như sau:
- Bước 1: Sử dụng bay, sủi để loại bỏ lớp sơn bị bong tróc. Sau đó sử dụng giấy ráp để vệ sinh sạch và làm mịn các phần tường bị thấm
- Bước 2: Tìm kiếm các vết nứt, kẽ hở trên tường
- Bước 3: Sử dụng các loại vữa chống thấm, có tính đàn hồi như webedry 2Kflex để bịt kín các vết nứt
- Bước 4: Sử dụng các dung dịch chống thấm như Aflex SP1 hay AWS-3000 và phủ lên bề mặt tường bị thấm từ 1 tới 2 lớp. Sau đó quét sơn lên bề mặt phần tường này
Các sản phẩm chống thấm tường nhà hiệu quả
Dung dịch chống thấm Aflex 2K 301
Aflex 2K 301 là sản phẩm chống thấm dạng dung dịch. Dựa trên gốc xi măng và polymer, Aflex 2K 301 giúp bảo vệ cấu trúc vữa và bê tông chống lại sự xâm nhập của nước và hơi nước. Khi được phủ lên bề mặt tường, Aflex 2K 301 sẽ tạo thành một lớp phủ mềm dẻo với đặc tính chống thấm tuyệt đối.
Dung dịch chống thấm Aflex 2K 301 được ứng dụng trong:
- Đầu cọc khoan nhồi
- Sử dụng làm lớp lót trong các hồ chứa, bể bơi
- Bảo vệ kết cấu bê tông lộ thiên khỏi sự ăn mòn của cacbonat, clorua
- Chống thấm mái bê tông ,hố bê tông, trần bê tông
- Chống thấm sàn ốp đá, ngăn cản tình trạng đá lát bị ố
- Chống thấm khu vực ẩm ướt trong nhà (nhà bếp, nhà vệ sinh, ban công,…)
Tìm hiểu chi tiết sản phẩm Aflex 2K 301.
Dung dịch chống thấm AWS-3000
AWS-3000 là sản phẩm chống thấm dạng dung dịch. Dựa trên đặc tính kháng nước của silicone, sản phẩm tạo khả năng chống thấm hiệu quả, giúp tăng tuổi thọ và duy trì được vẻ tự nhiên cho bề mặt được phủ.
AWS-3000 được sử dụng trong xây dựng, đặc biệt với các loại gạch nung, đá tự nhiên (đá vôi, đá granit, cẩm thạch, thạch anh, đá hoa cương, mable,…) và gạch gốm, tránh khỏi sự thẩm thẩm của dầu và nước.
Tìm hiểu chi tiết sản phẩm AWS-3000.
Dung dịch chống thấp Aflex SP1
Sản phẩm Aflex SP1 là loại dung dịch chống thấm với gốc polymer tổng hợp. Khi kết hợp với xi măng, Aflex SP1 sẽ trở thành một lớp chống thấm có tính đàn hồi, mang lại hiệu quả cao.
Aflex SP1 được ứng dụng trong:
- Chống thấm tường, trần, sàn, vách thạch cao,…trong và ngoài nhà
- Chống thấm bể bơi
- Chống thấm nền trước khi lát gạch, đá
- Sửa chữa các vết rạn, nứt trên bề mặt
- Bảo vệ bề mặt công trình khỏi sự thẩm thấu của hơi ẩm, nước và các tác nhân ăn mòn khác
Tìm hiểu chi tiết sản phẩm Aflex SP1.
Dung dịch chống thấm Aflex 2K
Tương tự như Aflex 2K 301, Aflex 2K cũng là sản phẩm chống thấm tường dạng dung dịch. Điểm khác biệt là Aflex 2K là hỗn hợp giữa xi măng và dung dịch gốc nhựa, có thể sử dụng như một lớp vữa chống thấm. Sản phẩm khi được phủ lên bề mặt sẽ tạo ra một lớp chống thấm mỏng, có tính đàn hồi nhẹ.
Aflex 2K có tính ứng dụng đa dạng:
- Chống thấm sàn nhà vệ sinh, sàn nhà tắm, sàn nhà bếp, ban công, sân thượng,…
- Chống thấm cho tường xi măng, tường chắn, lớp vữa
- Chống thấm cho bể bơi
- Chống thấm, ố cho sàn đá tự nhiên
- Bảo vệ về mặt bê tông, tường khỏi sự ăn mòn, xâm lấn của các tác nhân bên ngoài
- Sửa chữa các vết rạn, nứt trên bề mặt
Tìm hiểu chi tiết sản phẩm Aflex 2K.
Kết luận
Tường bị thấm không chỉ gây mất thẩm mỹ mà nghiêm trọng hơn còn ảnh hưởng rất lớn tới sức khoẻ và an toàn của gia đình bạn. Hy vọng những chia sẻ trên đây đã giúp bạn hiểu hơn cũng như tìm ra được biện pháp chống thấm tường nhằm giải quyết vấn đề này một cách triệt để.